Bệnh tôm còi MBV (tôm không lớn)

Hầu hết các câu trả lời hiện nay về bệnh tôm bị còi là do nhiễm virus, nhiều nơi báo cáo đây là virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus).


Dấu hiệu bệnh lý:

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau:

– Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn) (hình 38).



– Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi).

– Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh.

– Tỷ lệ chết dồn tích, cao tới 70% hoặc có thể tôm chết hầu hết trong ao



* Nguyên nhân bệnh lý
Do Penaeus monodon baculovirus.

Loài nhiễm bệnh: Chủ yếu gây bệnh trên P.MonodonP.merguiensis, nhiễm trên tôm thẻ chân trắng nhưng không thể hiện dấu hiệu bệnh .

Bệnh xuất hiện ở giai đoạn mysis, tôm giống, tôm ấu niên và cả tôm trưởng thành.

MBV ký sinh trên tế bào biểu mô gan tụy hình ống và tế bào ruột giữa, tạo một hoặc nhiều thể ẩn bên trong tế bào nhiễm.

Bệnh chỉ lan truyền theo chiều ngang do bố mẹ mang bệnh đi phân có mầm bệnh vào nước và lây cho ấu trùng hoặc do tôm khỏe ăn tôm nhiễm MBV, tiếp xúc với phân tôm chứa mầm bệnh, tiếp xúc với mầm bệnh trong nước hoặc dưới đáy ao đất.

Tác hại của MBV đối với tôm

Phá hủy mô gan tụy và màng ống tiêu hóa.

Vào giai đoạn đầu sau khi tế bào vật chủ nhiễm MBV nhân tế bào vẫn bình thường, chỉ có biến đổi nhỏ ở tế bào chất. Sau đó nhân tế bào sưng lên, xuất hiện thể ẩn trong nhân. Tế bào chất mất dần chức năng và hình thành giọt mỡ. Cuối cùng, nhân tế bào bệnh tăng lên gấp 2 lần đường kính bình thường và tăng 6 lần thể tích, bên trong nhân có một đến nhiều thể ẩn.

Mức độ nhiễm bệnh ở tôm hoang khoảng 1% trong khi ở tôm nuôi từ 20-100%.

Chủ yếu gây chết ở giai đoạn ấu trùng Zoea, mysis và tôm giống nhỏ. Nhiễm tỉ lệ cao ở tôm nuôi ấu niên và trưởng thành nhưng rất ít gây chết.

MBV nhiễm năng trên tôm sẽ gây chậm lớn nên thường gọi bệnh MBV là bệnh còi.

Quan sát virus MBV dưới kính hiển vi

Thể ẩn của MBV có thể quan sát dưới kính hiển vi. Thể ẩn xuất hiện càng nhiều khi tôm giống bị căng thẳng.
Trên gan tuy:

Dùng kim giải phẫu (no 1) cắt nhỏ gan tụy.

Đặt gan tụy trong một giọt nước trên slide

Thêm 1 giọt nhỏ 0,1% malachite green

Ép mẫu gan với lamen, kiểm tra nhiều lần trong 5 phút thể ẩn của Baculovirus hoặc nhân tế bào gan tụy sưng phồng. Thể ẩn MBV có hình cầu ( đơn hoặc thành cụm), hơi khúc xạ, bắt màu hơi xanh, đường kính từ 0,1 đến gần 20 μm. Thể ẩn của virus bắt màu đậm hơn so với những phần có hình dạng tương tự khác như nhân tế bào bình thường của vật chủ, nuclteoti, hạt tiết, phagolysosomes và giọt dầu.




- Mẫu phân ép tươi:

Cho tôm còn sống vào chậu, đợi tôm đi phân và lấy phân tôm ép và quan sát dưới kính hiển vi. Thể ẩn MBV nhìn thấy được có hình tròn, khúc xạ ánh sáng, đơn độc hoặc xuất hiện thành cụm. Trong phân rất tươi , thể ẩn MBV trong cụm dính với nhau bởi màng nhân. Thêm malachite green 0,1% , thể ẩn bắt màu xanh đậm hơn các phần khác.

Mô bệnh học








* Phương pháp xử lý và phòng bệnh:

– Đường lay nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Tôm bị nhiễm (tôm còi) sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao. Vậy phải chọn giống khỏe, không nhiễm MBV và HPV, luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng và chăm sóc quản lý tốt sức khỏe tôm.

– Loại bỏ tôm bệnh: dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1 -2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.

– Sau 2 tháng nuôi, cặn bả tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.

Việc chữa trị các bệnh của tôm sú do các loại virus gây bệnh chưa có loại thuốc hoặc hoá chất nào chữa trị được. Hiện nay việc chữa trị mới chỉ là điều trị cục bộ căn cứ vào triệu chứng để chữa trị kéo dài thời gian mà thôi. Còn chiến lược phòng bệnh đối với tôm sú do virus gây ra ta có thể rút ra những kết luận sau đây:

1/ Chọn nguồn tôm giống không mang mầm bệnh bằng phương pháp kiểm tra PCR, chú trọng về gan và những tế bào mỡ.

2/ Những vấn đề liên quan đến việc xử lý nước để có chất lượng nước tốt ổn định, ít thay đổi với mức độ phù hợp.

3/ Dùng vi sinh phân hủy những chất thải một cách thường xuyên, liên tục và tăng cường chất đề kháng cho tôm.

4/ Thường xuyên diệt những vi khuẩn có hại trong nước bằng chất IODIN vì không làm ảnh hưởng tới màu nước.

5/ Tăng cường Vitamin, muối khoáng và những chất kích thích tôm ăn nhiều, bồi bổ để tôm khỏe mạnh.

6/ Dùng chất Bayotic giám sát việc nhiễm vi khuẩn trong hệ thống tiêu hoá. Ruột một thường xuyên liên tục chẳng hạn dùng men vi sinh có nguồn gốc từ Bacillus Spp. Zist ( Saccharomyces Cere Visiae) có nguồn giống đặc biệt, có tác dụng trong việc hấp thụ những chất độc kiểm soát được những vi khuẩn có hại.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1