Công dụng và cách dùng formol trong nuôi trồng thủy sản

 Formol là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước. Vậy tác dụng của formol trong nuôi trồng thủy sản là gì? Cùng tìm hiểu bài dưới đây để biết ứng dụng của formol trong nuôi thủy sản.

Tác dụng của formol trong nuôi trồng thủy sản


Hiện nay có rất nhiều phương pháp khử trùng, sát khuẩn ao nuôi tôm, nhưng có một cách thông dụng phổ biến là sử dụng hóa chất formol trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu và tính chất sử dụng cũng như dư lượng kiểm soát cần tuân thủ theo quy định mà người nuôi có phương pháp sát khuẩn ao phù hợp.

+ Formol trong nuôi trồng thủy sản có thể diệt được các sinh vật trong môi trường bao gồm nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Formol sử dụng trong ao nuôi thường ở mức từ 10-25ppm.

+ Đặc biệt khi phát sinh bệnh, các bạn có thể sử dụng formol như một loại thuốc chữa bách bệnh: diệt tảo, khử trùng thiết bị, bể ương trại giống; xử lý nước, diệt khuẩn khi thả tôm, dập dịch bệnh đốm trắng,…..

Liều lượng sử dụng formol trong nuôi thủy sản:

Phòng bệnh: có thể dùng 15-25ml/m3 tùy theo môi trường ao nuôi, nên sử dụng định kỳ 10-15 ngày/ lần để hạn chế các bệnh thường gặp trên tôm.

Trị bệnh: dùng 10-20ml/m3 để trị các bệnh đóng rong, nguyên sinh động vật, bẩn mang và đen mang.

Chú ý: Nên thay nước sau 24 giờ sử dụng hóa chất formalin trong ao nuôi. Trong suốt thời gian này không nên cho tôm, cá ăn,…

Một số lưu ý khi sử dụng formol trong nuôi trồng thủy sản

1.Đối với nuôi trồng thủy sản

- Formol làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước (5mg/lít của formol sẽ loại bỏ 1mg/lít của oxy hoà tan). Do đó chỉ nên sử dụng formol khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao đạt ngưỡng an toàn cho nuôi tôm cá. Khi sử dụng cho ao tôm cần chạy quạt nước.Đặc biệt, vào buổi tối, xảy ra tình trạng không quan hợp gây thiếu oxy trần trọng. Chúng ta nên tránh xử lý hóa chất formalin vào buổi tối cho ao nuôi cá tôm.

- Bên cạnh đó, đối với mỗi loại cá tôm điều có sức chịu đựng formalin khác nhau. Một số có sức chịu đựng kém, vì thế tùy theo đặc tính của từng loại mà lựa chọn cho phù hợp.

- Formalin có tính hoàn nguyên mạnh tránh pha trực tiếp vào các loại cá khác. Riêng, một số loài cá yếu hoặc bệnh nặng thì không nên sử dụng trực tiếp formalin.

- Tính độc formol tăng khi nhiệt độ tăng cao trên 21oC. Do đó nên sử dụng lúc trời mát, thích hợp nhất là sáng sớm.

- Diệt tảo dùng liều 10ppm. Diệt ngoại ký sinh dùng liều 25ppm. Tuy nhiên formol tác động mạnh trong môi trường kiềm, cần giảm liều khi ao đã được xử lý vôi ngày trước đó.

- Formol rất dễ gây sốc cho tôm cá nuôi. Để giảm sốc cần ngưng cho tôm, cá ăn trong ngày sử dụng và sau 24 giờ phải thay nước.

Do độc tính cao nên formol được xem là biện pháp cuối cùng của việc sát trùng nước hay điều trị ngoại ký sinh tôm cá. Đặc biệt khi thấy có bột trắng lắng xuống đáy bình chứa là formol biến thành paraformaldehyt rất độc gây chết tôm cá nuôi.

2.Người nuôi tiếp xúc với formol cần hết sức cẩn thận

Tác dụng của formol trong nuôi trồng thủy sản rất hữu ích, và được sử dụng nhiều vì chi phí rẻ mà có thể chữa được bách bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng các bạn cũng nên lưu ý vì hóa chất formol còn có một số ảnh hưởng đối với sức khỏe con người mà bạn cần đặc biệt chú ý:

+ Có mùi hăng rất khó chịu

+ Làm khô, rát họng, khỏ thở

+ Kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi. Người bị hen, suyễn khi tiếp xúc với formol có thể làm bệnh nặng thêm

+ Kích thích da, làm khô biểu bì, có khả năng xâm nhập qua da gây tổn thương vào máu.

+ Gây đau đầu, mệt mỏi. Khi tiếp xúc với formol nhiều giờ đồng hồ có thể dẫn đến ức chế, ngủ “ mê mệt “. Cảm giác “ ngủ sâu” do formol hoàn toàn khác với giấc ngủ ta có được sau những ngày lao động chân tay, mệt mỏi.

+ Nếu cơ thể trong tình trạng mệt mỏi nhưng phải ở trong môi trường không khí có nồng độ formol cao sẽ dễ bị ngất do các ảnh hưởng của formol đến hô hấp, tuần hoàn,…..

3.Các cách khắc phục tình trạng an toàn lao động khi sử dụng

- Nên trang bị các vật đụng cần thiết khi tiếp xúc với hóa chất formalin. Sử dụng răng tay , khổ trang, kính, ủng, …trong suốt quá trình pha chế formalin.

- Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu ngộ độc formalin cần đến ngay đến bệnh viên.

- Hạn chế đến mức có thể việc tiếp xúc trực tiếp formalin.

Song, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và việc nuôi trồng thủy sản luôn là tốt nhất. Bạn nên tìm cho mình một địa điểm cung cấp hóa chất formalin uy tín chất lượng.
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1