Cách phân biệt tôm thẻ đực và cái

Tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) lớn rất nhanh khoảng 2 đến 4 tháng đã đạt mức trưởng thành trọng lượng khoảng 20gr mỗi con đó là trọng lượng lý tưởng cho tôm trên thị trường tiêu thụ quốc tế. Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng từ 30 gr trở lên có khả năng sinh sản, có khi đạt tới 130gr mỗi con.

Tôm thẻ chân trắng cái mang trứng

Đối với tôm thẻ chân trắng đã thành thục sinh dục nếu quan sát kĩ trên lưng nếu có mang trứng là tôm thẻ cái. Màu sắc trứng thay đổi từ xanh tới xanh đậm hoặc nâu tới nâu đậm từ phần đầu ngực đến đốt thứ 5.

Còn nếu không mang trứng thì ta sẽ không phân biệt được tôm thẻ đực hay tôm thẻ cái.

Vậy phải làm sao để có thể phân biệt được? Chắc rằng câu hỏi này các bạn đang đặt ra ở đây?

Vị trí cơ quan sinh dục ngoài của tôm thẻ chân trắng

Vậy để phân biệt được tôm thẻ đực và cái người ta dựa vào bộ phận sinh dục ngoài của tôm. Nằm ở ngay các đôi chân ngực thứ 2 đến thứ 5.

Tôm thẻ đực

Hình phóng to Petasma ở tôm thẻ chân trắng đực

Cơ quan sinh dục chính nằm trong phần đầu ngực, cơ quan sinh dục phụ (Petasma) nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5.

Tôm thẻ cái

Hình phóng to bộ phận Thelycum ỏ tôm thẻ chân trắng cái

Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3, bộ phận chứa túi tinh gồm hai tấm phồng lên ở dưới đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm ( Thelycum).

Tôm thẻ chân trắng cái sau khi thụ tinh

Tôm thẻ cái sau khi thụ tinh ôm túi tinh ở bộ phận Thelycum

Lương Đình Anh
Nguồn:Nghenuoitom.com
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1