Vai trò quan trọng của khoáng chất trong nuôi tôm

Trong Nuôi trồng thủy sản đặc biệt là trong nuôi tôm ngoài việc bổ sung thức ăn cho tôm thì việc cung cấp các loại Vitamin, khoáng chất là điều rất cần thiết trong nuôi tôm nước lợ. đặc biệt là nuôi tôm mật độ công nghiệp.

Khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản,vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. 

Nhu cầu khoáng chất trong nuôi tôm rất cao, bởi tôm có tốc độ tăng trưởng cao, quá trình lột xác diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, thả nuôi mật độ cao, nên nhu cầu khoáng chất trong ao nuôi cũng trở nên bức thiết.

Khoáng và vai trò của khoáng trong nuôi tôm

Khoáng chất là các phân tử vô cơ còn được gọi là các nguyên tố và có nguồn gốc từ trái đất. Khoáng chất vô cơ có thể được tích hợp vào mô sống (hữu cơ) nhưng cuối cùng trở về đất ở dạng vô cơ khi được động vật bài tiết, hoặc dưới dạng tro khi động vật bị chôn vùi hoặc bị đốt.

Trong nuôi tôm, khoáng có vai trò hết sức quan trọng vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu… bao gồm một số ion khoáng đa lượng và vi lượng (bảng 1).


Tỷ lệ ion khoáng trong nước

Yêu cầu về khoáng chất thực tế rất khó xác định số lượng do sự biến đổi ion của nước trong ao. Tỷ lệ ion tương đối khác nhau giữa các nguồn nước, thay đổi dựa theo độ mặn của nước. Tỷ lệ Na (Sodium) đến K (Potassium) và Mg (Magnesium) đến Ca (Calcium) trong nước ao quan trọng hơn độ mặn của nước. Tỷ lệ không phù hợp của các khoáng chất này trong nước dẫn đến sự rối loạn về điều hòa áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm.

Thông thường, để duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và sự cân bằng ion, đặc biệt trong điều kiện nuôi tôm với nguồn nước có độ mặn thấp việc bổ sung khoáng chất là vô cùng cần thiết thông qua 2 phương pháp (1) bổ sung trực tiếp vào nước và (2) bổ sung vào chế độ ăn. Do đó, việc sử dụng các sản phẩm có chất lượng, có tính cân bằng cũng như đảm bảo cho khả năng hấp thu của tôm một cách triệt để là vô cùng quan trọng.


Khoáng hữu cơ (chelated)

Khoáng hữu cơ thường được gọi là “chelated” hay “proteinates” liên quan đến việc gắn khoáng chất vô cơ với một axit amin hoặc thành phần hữu cơ (protein) để cả hai không phân ly trong hệ tiêu hóa. Về cơ bản là bảo vệ khoáng chất để nó có thể được hấp thụ nguyên vẹn trên thành ruột một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

Hiện nay, việc sử dụng khoáng hữu cơ đã trở thành một lựa chọn thay thế hữu hiệu cho việc sử dụng khoáng chất vô cơ (bổ sung trực tiếp các loại khoáng vô cơ bao gồm hợp chất oxides hoặc sulfate) trong thức ăn chăn nuôi.

Việc sử dụng khoáng hữu cơ trong nuôi tôm giúp mang lại các thuận lợi như (1) giúp tôm tiết kiệm năng lượng sinh học do có thể hấp thu trực tiếp mà không thông qua bất kỳ quá trình chuyển hóa nào; (2) cung cấp những loại khoáng đa vi lượng phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của tôm; (3) là phương pháp nhanh nhất để hấp thu các khoáng vi lượng cần thiết; (4) có thể đồng thời cung cấp amino acid cần thiết cho sự phát triển của tôm và (4) chi phí tối ưu khi chỉ cần sử dụng với số lượng ít nhưng mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, một số nghiên cứu sử dụng khoáng hữu cơ trong nuôi tôm đã được thực hiện và thể hiện nhiều kết quả đáng chú ý trong việc nâng cao tỷ lệ sống, tăng trưởng cũng như hệ miễn dịch của tôm (bảng 3).


Do đó, để biết được những loại khoáng chất nào cần cho tôm, cá và làm thế nào để giúp động vật thủy sản hấp thu đủ lượng khoáng luôn là mối quan tâm của bà con nuôi trồng.

Hiện nay, các chuyên gia đã phân chất khoáng thành 2 loại, gồm: 6 nguyên tố khoáng vi lượng (Cu, Fe, Mn, Ni(niken),…) và 12 nguyên tố khoáng đa lượng (Ca, P, Cl, Mg,…). 

Các chất khoáng được xem là rất cần thiết cho cá, tôm nuôi là: Fe (sắt), Ca (Canxi), Cu (Đồng), P (Phosphorus), Mg (Magie), K (Kali), Zn (Kẽm),… Trong đó, mỗi chất khoáng khác nhau sẽ có vai trò khác nhau, như:

+Vai trò của Fe:Là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên cá. Cá có thể hấp thu Fe qua môi trường, còn nếu bổ sung nên chọn muối có chứa ion Fe 2+ vì sẽ giúp cá dễ hấp thu hơn. Thiếu sắt sẽ làm số lượng tế bào hồng cầu giảm, gan cá bị vàng.

+Vai trò của Ca và P:Nếu như Ca góp phần quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu,… thì P đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm,... Ngoài ra, cả Ca và P được xem là thành phần quan trọng góp mặt trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin.

+Vai trò của Na, Cl, K:Các chất khoáng như Na+, Cl- và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động của enzyme trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu K+ tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn, thậm chí là chết hàng loạt.

+Vai trò của Mg:Là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme. Tôm cá biển dễ hấp Mg từ môi trường nước. Thiếu Mg vật nuôi sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao.

+Vai trò của Cu:Là thành phần cấu tạo nên Hemocyanin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên Tôm, góp phần hình thành nên sắc tố melanin.Thiếu Cu tôm sẽ giảm sinh trưởng, giảm lượng Cu trong máu và gan tụy. Tôm có thể hấp thu Cu qua môi trường nước và trong bột cá.

+Vai trò của Zn:Kẽm giúp tăng khả năng vận chuyển CO2 trên động vật thủy sản, kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhu cầu khoáng của tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng được thả nuôi với mật độ khá cao, có thể 60 - 150 con/m2 hoặc cao hơn nữa, ngoài ra tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh do tôm lột xác liên tục cho nên nhu cầu khoáng chất rất cao. Nếu trong ao có độ mặn thấp, hàm lượng Ca, Mg, P, Na… trong nước thấp, tôm hấp thụ khoáng không đủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng làm tôm chậm lớn, tôm lột khó cứng vỏ, gây ra hiện tượng đục cơ và cong thân.

Trong quá trình sinh trưởng, tôm thẻ cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi tôm thẻ nên luôn duy trì độ kiềm từ 100 mg/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi (5 - 7 ngày/lần) để tôm cứng vỏ.

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ

a) Bổ sung khoáng vào môi trường nuôi

Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều mát hoặc tối lúc 22 - 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm.

- Khi tôm lột xác, nhu cầu khoáng và oxy tăng gấp đôi, tôm hấp thụ khoáng để tạo vỏ. Vì vậy cần dự đoán thời điểm tôm lột xác để tăng cường lượng khoáng cho tôm.

- Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng xuống ao.

Bổ sung khoáng bột định kỳ : 5 - 7 ngày tạt 1 kg/1.000m3 nước đối với tôm thẻ dưới 45 ngày tuổi, 3 ngày tạt 1 kg/1.000m3 nước đối với tôm thẻ trên 45 ngày tuổi. Đồng thời, kết hợp trộn khoáng nước vào thức ăn định kỳ: 5 ml/1kg thức ăn (2 lần/ngày).

b) Bổ sung vào thức ăn

- Có thể trộn ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi để tăng cường đề kháng, kích thích tăng trưởng nhanh.

- Từ 1- 45 ngày đầu, chu kỳ lột vỏ tôm ngắn, nên nhu cầu về khoáng chất rất cao.

Hiện tượng đục cơ, cong thân của tôm thẻ thường xuất hiện từ lúc tôm 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do thiếu khoáng, khi kiểm tra thấy do thiếu khoáng cần bổ sung khoáng dạng bột với liều lượng 1 kg/1.000m3 nước để khắc phục hiện tượng này.

Trên đây là những khoáng chất cơ bản để cần thiết cho Tôm, cá trong quá trình nuôi trồng.
Như vậy bà con cần lựa chọn những sản phẩm đầy đủ các khoáng chất cần thiết và tùy vào thời điểm thích hợp cũng như giai đoạn phát triển của tôm để bổ sung khoáng chất kịp thời nhất. Ví dụ như: Trường hợp tôm mềm vỏ, thời điểm tôm lột xác, thời điểm tăng trưởng của tôm cá….
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1