Cách tăng độ kiềm hiệu quả trong ao nuôi tôm

 Độ kiềm ở trong ao nuôi tôm tác động đáng kể tới tốc độ về tăng trưởng của loài tôm nuôi, là 1 trong các tác nhân tác động tới yếu tố khác như là mật độ tảo, pH … Trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, có độ kiềm phù hợp dao động 80 – 150 ppm giúp đảm bảo được sự phát triển và tăng trưởng tốt nhất.

Nếu như thấy độ kiềm ở trong ao nuôi tôm thấp, có thể do quá trình cải tạo không tốt làm cho độ kiềm ở trong ao thấp, ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển và tăng trưởng của tôm, nhất là sự lột vỏ. Bên cạnh đó, nguyên dân do ở trong ao xuất hiện ốc, vẹm nhiều … Sau đây là một số cách tăng độ kiềm cho ao nuôi tôm nói riêng và thủy sản nói chung mà bạn có thể thực hiện.

Vậy cách nào tăng được độ kiềm trong ao nuôi tôm?

Để có thể cải thiện tình trạng này thì cách tăng kiềm ở trong ao nuôi tôm chính là dùng vôi bột có liều lượng là từ 2 tới 3kg cho 100m3 nước hòa tan rồi khuấy đều kết hợp cùng nước khoáng. Sau đó là tạt xuống ao vào thời điểm là 10 giờ tối. Để độ kiềm cải thiện hơn thì bạn cần làm liên tục 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm khoáng chất và vitamin C vào trong thức ăn nhằm tạo ra sức đề kháng ở tôm, giúp cho tôm lột vỏ tốt, vỏ nhanh cứng hơn.

=>Lưu ý:

- Khi pH cao hơn 8.3 thì vôi sẽ không hòa tan được trong nước có độ pH cao này nên bà con có thể sử dụng mật rỉ đường để xử lý.


Cách làm tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm

Đối với trường hợp ao nuôi tôm xuất hiện ốc, vẹm hay nhuyễn thể 2 mảnh, bạn nên dùng chế phẩm vi sinh hay dùng diệp giáp xác để có thể loại bỏ những con này, đảm bảo tôm phát triển tốt nhất.

Hơn nữa, bạn có thể dùng chế phẩm sinh học nhằm tạo ra các vi sinh vật có lợi ở trong ao nuôi và dùng ức chế loại vi khuẩn có khả năng gây hại. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên bổ sung vòa trong khẩu phần ăn khoáng chất vi lượng để cho tôm lột vỏ cũng như tạo vỏ nhanh, nhất là vi sinh hỗ trợ tạo màu tảo nhằm tăng độ kiềm ở trong ao nuôi tôm, thủy sản.

Lưu ý về cải tạo ao nuôi tôm đúng cách

Cách tăng được độ kiềm ở trong ao nuôi trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng độ kiềm thấp ở trong ao. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu được các rủi ro thì bạn nên quan tâm tới cải tạo ao nuôi đúng kỹ thuật bằng công việc dưới đây:

  • Tiến hành rải vôi bộ đều khắp đáy ao nhằm diệt các mầm bệnh và ổn định về độ chua, giúp cho nền đáy ao nuôi tôm tơi xốp hơn. Bạn nên sử dụng liều lượng vôi bón từ 30 – 40kg cho khoảng 100m2. Với ao cao thì bạn không thể tát cạn sử dụng từ 40 – 50kg cho ao nuôi tôm có diện tích là 100m2.
  • Tiếp đó đợi khoảng 3 – 5 ngày rồi bạn mới tiến hành về bón lót cho ao bằng việc rải vôi khắp ao.
  • Phơi đáy ao: Điều này còn tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện mà bạn phơi đáy ao khoảng 7-10 ngày và cho tới khi đáy áo nuôi dạng nứt nẻ chân chim. Phơi đáy ao nuôi tận dụng bức xạ tia cực tím nhằm diệt khuẩn cùng mầm bệnh có hại cho tôm nuôi.
  • Nên lấy nước ở lần 1 là 30 – 50cm, để khoảng 3 – 5 ngày dưới ánh mặt trời để giúp cho màu ao dễ dàng lên nhanh hơn.

Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã có được thong tin hữu ích nhất, có được giải pháp tăng độ kiềm ở trong ao nuôi tôm nói riêng và nuôi thủy sản nói chung. Nếu như bạn áp dụng những cách trên, đảm bảo tôm nuôi sẽ phát triển ổn định và cho sản lượng, năng suất cao.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1