Các vấn đề ở vảy và đường bên của cá rồng

Chào các bạn, tôi xin chia sẻ nghiên cứu gần đây của mình về vấn đề vảy cá rồng.
Lịch sử: Tôi từng nuôi cá rồng, những con kim long, trong nhiều năm trời, và tôi trải qua nhiều vấn đề mà đa số những người mới chơi phải đối mặt. Vênh mang, sụp mắt, mẻ vảy .v.v. Tôi đầu tư nhiều thời gian và thực hiện nhiều nghiên cứu nghiêm túc nhằm tìm ra giải pháp để điều trị các vấn đề ở vảy.

Quá trình xuống cấp

Tất cả bắt đầu từ một vết xước nhỏ ở viền vảy. Mỗi khi cá đảo mình, thân nó cong lại, khiến các vảy cọ vào nhau. Những vảy yếu sẽ bị xước vì cạnh của những vảy kế cận [cứa vào]. Việc này gây ra hiệu ứng “sứt mẻ”. Tuy nhiên, nó không xảy ra trong một sớm một chiều, mà từ sự trầy xước (abraison) liên tục trong quá trình chuyển động.

Sự lục giác hóa (hexagonisation) xảy ra khi các vảy tiếp tục bị trầy xước theo thời gian, bào mòn cạnh vảy thành hình “bán lục giác”. Kết cấu vảy bị suy yếu và không thể tái tạo đủ nhanh để phục hồi hình dạng ban đầu.


Sau cùng, vảy rơi vào tình trạng xói mòn (erosion) toàn diện, khi toàn bộ viền ngoài bị hư hỏng. Ở giai đoạn này, màu viền ngoài sẽ bị phai nhạt và vảy sẽ xấu xí không chỉ bởi hình dạng, mà cả việc kém sắc nữa.

Lý do vảy bị xói mòn chủ yếu là vì môi trường nước thiếu những khoáng chất thích hợp. Trong một số trường hợp, thậm chí khoáng chất cần thiết vẫn hiện diện, nhưng liều lượng không đúng, thì cá vẫn khó hấp thu và sử dụng nó một cách phù hợp. Do đó, một liều lượng đầy đủ những khoáng chất thích hợp là cần thiết để giúp phục hồi những vảy bị hư hại.

Đường bên xói mòn – nguồn gốc của các vấn đề ở vảy

Nhiều con cá rồng bị vấn đề này, quan sát cặn kẽ tất cả những ảnh đẹp về cá rồng và bạn sẽ thấy điều mà mọi người bỏ sót. Hãy quan sát hàng vảy thứ ba, nơi có đường bên (lateral line). Nhiều con cá rồng bị tình trạng viền vảy không đều dọc theo hàng vảy này.

Dưới đây là minh họa của tôi về quá trình xói mòn/xuống cấp đường bên của một con cá rồng.


Hình này thể hiện một đường bên cùng với hàng vảy mạnh khỏe. Mỗi vảy dọc theo đường bên đều có một chấm (pit) nhỏ ở giữa, nó đem lại cho cá rồng một cảm giác bén nhạy về rung động ở xung quanh. Mỗi lần bạn thả một con superworm vào, cá rồng đều cảm nhận được sự rung động lúc con sâu chạm mặt nước trước khi nó thực sự nhìn thấy con sâu. Điều này đưa cá rồng đến với con mồi.

Hình này thể hiện giai đoạn đầu của sự xói mòn đường bên. Những chấm nhỏ trên vảy bắt đầu to ra, trông như những lỗ (hole) nhỏ. Bạn cũng sẽ thấy viền vảy bắt đầu biến dạng, hơi lõm về phía chấm vảy. Đây là dấu hiệu căng thẳng ở cá.


Bây giờ, bạn bắt đầu có thể thấy rõ một đường nối giữa các chấm. Viền vảy cũng bắp đầu lõm vào nhiều hơn, về phía các chấm. Chỉ ở giai đoạn này, hầu hết mọi người mới bắt đầu nhận ra thay đổi rõ rệt về ngoại hình ở cá. Chỉ số ít người biết được mức độ [căng thẳng] mà cá phải chịu đựng ở giai đoạn này.
Hiện tượng xói mòn đường bên rất phổ biến ở cá rồng, chủ yếu là kim long. Dù ở giai đoạn muộn, cá có thể không thể hiện bất kỳ triệu chứng căng thẳng nào. Nó vẫn ăn uống mạnh bạo. Trên thực tế, nó sẽ ăn mạnh hơn bởi biết rằng mình cần loại dưỡng chất nhất định để cải thiện tình trạng hiện hữu. Nhưng nhiều người bỏ qua các dấu hiệu này và tiếp tục chế độ nuôi bình thường, mà không nhận ra rằng cá của mình đang phải chịu đựng sự thiếu chất (deficiency). Điều mà tôi muốn nói đó là, quan niệm truyền thống rằng “nếu cá ăn, nghĩa là nó mạnh khỏe” không thể áp dụng cho mọi trường hợp.

=================================================================

Cám ơn mọi người đã quan tâm và ủng hộ nghiên cứu của tôi. Việc đọc các bài viết và nghiên cứu có thể mang lại nhiều kiến thức, đó là lý do tôi đi xa đến vậy để thử nghiệm trên cá của mình nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Hy vọng nó sẽ hữu ích và được đa số người chơi cá áp dụng.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1