Tổng quan nghề nuôi trồng thủy sản của nền kinh tế Việt Nam

 Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh là Aquaculture) là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua (nước) + Culture (nuôi). Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.



Ảnh minh họa từ google.com

Thủy hải sản là thuật ngữ dùng để chỉ về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm), động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo. Còn thủy sản bao gồm các nhóm: nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…); nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất); nhóm động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....); nhóm rong; nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…).


Ngày nay, đất để nuôi trồng thủy hải sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy hải sản.


Nghề nuôi trồng thủy sản rất đa dạng tùy thuộc theo từng chuyên ngành trong đó, có hơn bốn loại lĩnh vực chính, tương ứng với các sản phẩm khác nhau : nhóm động vật thân mềm, nhóm tảo, nhóm giáp xác (tôm, cua) và các loại cá. Người nuôi trồng thủy sản đánh bắt con giống trong môi trường tự nhiên, hoặc mua chúng trong những trang trại nuôi trồng thủy sản/ cơ sở sản xuất giống. Tiếp đến, họ theo dõi sự phát triển của chúng trong từng địa điểm thích hợp được mua lại trong các trang trại nuôi trồng thủy sản. Cuối cùng, họ đóng gói và chuyển đi nhằm mục đích thương mại. Trong tất cả những công việc trên, người nuôi trồng thủy sản tiến hành qui trình nuôi trồng thủy sản dựa trên tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặc và với sự tôn trọng môi sinh. Người nuôi trồng có thể làm việc trong những khuôn viên kín, nơi mà nhiệt độ được kiểm soát hoặc ngoài trời tùy theo mực độ thủy triều. Họ tiến hành nhiều công việc thủ công, nhưng công nghệ tự động hóa vẫn có hiệu quả nhiều hơn.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1