Kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm nuôi nước lợ

Ngay khi ao nuôi có hiện tượng tôm chết do bệnh đốm trắng (WSSV), số tôm còn lại trông vẫn khỏe mạnh và ăn tốt, nhưng chỉ 2-3 ngày sau, tôm trong ao gần như chết sạch. Tại các ao lân cận, tôm cũng nhanh chóng nhiễm bệnh và chết với số lượng lớn ở tất cả các kích cỡ. Việc bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại lớn trong thời gian quá ngắn như vậy khiến người nuôi tôm hết sức ngỡ ngàng và bị động. Điều này đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật kiểm soát tốt bệnh đốm trắng, nhất là tại những quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển.




Trong môi trường tự nhiên, tôm không sinh trưởng, phát triển với mật độ cao như tại các trại sản xuất nuôi trồng thủy sản và tôm cũng không ăn thức ăn nhân tạo (dạng viên), mà sống trong không gian rộng rãi với mật độ rất thấp. Các thí nghiệm đã chứng minh việc tôm sống thưa sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại do bệnh đốm trắng (cho dù không sử dụng bất cứ biện pháp an toàn sinh học nào). Trong điều kiện nuôi thâm canh mật độ cao là môi trường lí tưởng cho vi rút phát triển mạnh, khiến một số tôm nhiễm vi rút sẽ yếu dần và bị những con khỏe mạnh ăn thịt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh đốm trắng ở tôm bùng phát. Trong đó có cả việc một số loài giáp xác mang vi rút gây bệnh đốm trắng. Bản thân giáp xác không bị nhiễm bệnh, nhưng việc chúng mang vi rút và yếu đi đã khiến các con tôm khỏe mạnh tiếp cận - tấn công - ăn thịt, và tôm mắc bệnh đốm trắng. Vi rút của bệnh là các plastic di truyền. Điều này có nghĩa là sự bùng phát dịch bệnh có thể do nhiều vi rút có nguồn gốc khác nhau tương ứng với các khả năng lây nhiễm và tạo ra dịch bệnh.

Qua nhiều quan sát các mầm bệnh khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên lí lựa chọn tồn tại của vi rút là: chống lại tất cả các loại vi rút (có khả năng tiêu diệt nhanh chóng kí chủ). Vì "chiến lược" tốt nhất của vi rút là: tồn tại bên trong nhưng không giết chết kí chủ. Hơn nữa, khi một mầm bệnh có độc lực quá cao, chúng có xu hướng tiêu diệt chính bản thân. Ở vi rút đốm trắng, chúng có thể tự biến đổi để giảm độc lực. Điều này giải thích lí do tại sao tỉ lệ tôm chết vì bệnh đốm trắng thường giảm dần sau mỗi vụ nuôi.

Có thể thấy, việc vận hành một trại nuôi tôm không dễ thực hiện do tôm rất nhạy cảm với nhiều mầm bệnh khác nhau (đặc biệt là tôm nuôi thâm canh, mật độ cao). Cùng với bệnh đốm trắng, tôm có thể chết hàng loạt khi có sự kết hợp các mầm bệnh khác như: vi khuẩn, nấm, protozoa và các loài vi rút khác… Với những tác động như vậy, để phát triển nghề nuôi cần áp dụng các phương pháp chuẩn về an toàn sinh học trên từng ao nuôi. Cụ thể là kiểm nghiệm và làm giảm tác động của vi rút đối với tôm.

Một số kỹ thuật cơ bản giúp kiểm soát bệnh đốm trắng (WSSV)

Phương pháp xử lí nước: Nguồn nước sử dụng cho ao nuôi bắt buộc phải được xử lí tốt bởi các chất hóa học (thường là các chất khử trùng) nhằm tiêu diệt vi rút có trong nguồn nước cũng như các yếu tố nguy cơ khác. Hàng rào ngăn giáp xác (cua và các loài tôm khác): Sự lây nhiễm thông qua các vật mang mầm bệnh phải được ngăn chặn bởi các hàng rào, vừa để tránh sự thâm nhập của các đối tượng này trong tự nhiên, vừa để tránh sự di chuyển của chúng giữa các ao nuôi. Lựa chọn nguồn giống sạch bệnh: Nguồn giống trước khi tiến hành thả vào ao nuôi phải được kiểm dịch kĩ lưỡng, đảm bảo không mang vi rút, sạch bệnh. Hàng rào vật lí: bao gồm việc tiệt trùng các dụng cụ trước khi đưa vào khu vực nuôi. Hạn chế di chuyển các dụng cụ như lưới, thuyền… nhất là khi chưa được khử trùng. Lưới ngăn chim: Chim có thể mang các vật nhiễm bệnh giữa các ao (như: ăn tôm chết ở ao này và nhả khi chuyển tới ao khác).

Nguyên nhân và giải pháp kiểm soát tốt bệnh đốm trắng

Dưới đây chỉ là một số nguyên nhân nhưng cũng là các yếu tố chính lây lan dịch bệnh. Nếu thực hiện tốt những điều chỉ dẫn này thì tôm có thể tránh được dịch bệnh. Đầu tiên là việc sử dụng các chất khử trùng nước:. Khi sử dụng trong các ao không lót bạt, có thể đạt hiệu quả tiêu diệt vi rút trong nguồn nước bên trên, còn nguồn vi rút ở đáy ao vẫn là mối nguy lớn. Sử dụng trong các ao có lót bạt sẽ cho hiệu quả cao hơn nhưng thực tế thì rất nhiều ao có bạt lót bị hư hỏng và nước bên dưới bạt vẫn tràn vào ao nuôi hoặc làm nước trong ao nuôi bị thất thoát.

Có nhiều hoạt chất khác được sử dụng rộng rãi để diệt các yếu tố nguy cơ một cách hiệu quả. Nhưng những hoạt chất này không tiêu diệt được các bào tử lẩn dưới bùn của đáy ao (thậm chí cả bào tử lơ lửng trong môi trường nước). Điều này đã được chứng minh bởi kết qua một số thử nghiệm: Khi đưa nguồn nước đã khử trùng, chạy PCR thì không thấy sự hiện diện của vi rút, nhưng sau vài ngày hoặc vài tuần sau, nếu chạy lại PCR thì thấy vi rút xuất hiện rất nhiều.

Khái niệm "nguồn giống sạch bệnh" được sử dụng nhiều trong nghề nuôi tôm, nhưng nguồn giống sạch bệnh có thực sự không chứa mầm bệnh không thì phải được kiểm tra nghiêm ngặt (bao gồm cả việc cách ly tôm giống với khu vực nuôi tôm thương phẩm và khu vực tôm bố mẹ sản xuất tôm giống). Đã có bằng chứng cho thấy, vi rút đốm trắng có khả năng tiềm ẩn bên trong tôm và tôm mang vi rút không bị phát hiện bởi PCR. Một thời gian sau mới có phản ứng dương tính với vi rút đốm trắng. Điều này có nghĩa là, ngay khi tôm giống được sinh ra trong hệ thống sản xuất tôm giống, chúng đã có thể bị tiếp xúc với các mối nguy tiềm ẩn và việc kiểm tra tôm giống (với số lượng nhỏ và mức độ nhiễm thấp) rất khó phát hiện khi chạy bằng PCR. Bên cạnh đó, sự thuyết phục không có căn cứ khoa học của các nhân viên bán hàng hoặc bộ phận kinh doanh sản phẩm ngăn chặn, tiêu diệt sự phát triển của vi rút cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng phải chịu hậu quả của dịch bệnh.

Để tránh dịch bệnh đốm trắng, trước tiên cần phải tiến hành kiểm soát nguồn giống. Tôm bố mẹ phải sạch bệnh, nơi sản xuất giống phải đảm bảo khép kín và khu vực sản xuất giống không được bố trí trong vùng nuôi. Ngoài ra, chương trình an toàn sinh học phải phù hợp với từng trại giống. Nên tiêu hủy tôm bố mẹ bị bệnh hoặc cho đàn giống có tỉ lệ sống thấp. Thay đổi và cải tiến các phương pháp khử trùng. Chương trình khử trùng phải phù hợp với thực tế trại nuôi (không nhất thiết phải theo đúng chương trình chuẩn). Có thể loại bỏ lớp đất trên bề mặt đáy ao, cho nước vào ao và khử trùng với liều cao. Sau đó, xả nước cũ rồi bơm nước mới, tiến hành chu kỳ nuôi tiếp theo. Cách làm này sẽ giúp giảm được chi phí. Tại các ao lót bạt, sau mỗi vụ nuôi, cần sửa chữa vị trí rò rỉ để góp phần hạn chế sự xâm nhập của vi rút đốm trắng vào ao nuôi.

Linh hoạt phối hợp các biện pháp an toàn sinh học để làm giảm lượng vi rút trong môi trường nuôi. Vì không phải biện pháp hữu hiệu nào (trong thử nghiệm) khi áp dụng vào thực tế cũng đem lại thành công. Trong thực tế, tôm không được nuôi bằng các bể trong nhà (có nhiệt độ ổn định) và môi trường không stress. Khi nuôi tôm, có thể kết hợp nuôi cá, vì cá ăn hết tôm chết làm giảm việc tôm khỏe ăn tôm chết và nhiễm bệnh. Đồng thời, thường xuyên kiểm soát các con đường lây truyền của vi rút đốm trắng và theo dõi mật độ nuôi. Có thể giảm mật độ nuôi nếu tỉ lệ sống của tôm cao và tôm đạt kích cỡ thương phẩm theo đúng yêu cầu. Với tất cả các biện pháp như trên, người nuôi tôm có thể kiểm soát tốt bệnh đốm trắng ở tôm nước lợ.

Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1