Nấm Đồng Tiền(nhớt bạt) trong ao nuôi tôm

Hiện nay, trong các vùng nuôi lâu năm xuất hiện loài nấm mà người nuôi gọi là Nấm Đồng Tiền.

Nhưng căn cứ vào đặc điểm hình thái và sinh trưởng của loài nấm này thì nhận thấy loài này có đặc điểm giống như một loài địa y (một dạng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (photobiont)) hơn là nấm mốc. Trong bài viết này, chúng tôi tạm gọi loài thực vật này là Nấm Đồng Tiền theo tên gọi dân gian của người nuôi tôm.


I.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO:

-Căn cứ đặc điểm hình thái và sinh trưởng của “Nấm đồng tiền” thì xác định chúng là một loài địa y chứ không phải đơn thuần là nấm. Cấu tạo của Nấm đồng tiền gồm những tế bào tảo hoặc vi khuẩn quang hợp màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

-Nấm đồng tiền (địa y) gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.

-Tảo sử dụng nước và muối khoáng thông qua quá trình quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng dùng chung cho cả hai (nấm và tảo).

-Thường gặp nhiều ở vùng nuôi tôm nước có độ mặn cao, thấy rõ khi chúng phát triển bám vào bề mặt bạt ao (bờ, nền đáy). Sau khi cấp nước vào ao được 7 - 10 ngày hoặc khi ao có tảo phát triển quá mức, tàn (sụp/rớt tảo) và nhiều chất thải hữu cơ, nấm bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ đầu ngón tay út, rồi tăng nhanh kích thước sau vài ngày.

-Nấm có mùi tanh hấp dẫn với tôm. Tôm yếu thích ăn nấm, chúng bơi bám dọc mé bờ ao để tìm ăn. Nấm tiết ra độc tố, tôm mắc bệnh đường ruột, bỏ ăn (thức ăn viên công nghiệp), ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể rớt đáy (chết).

-Khi tổ nấm hình thành, đó còn là nơi trú ngụ của rất nhiều địch hại gây bệnh tôm như vi khuẩn, nguyên sinh động vật ký sinh,…


II.NHẬN DẠNG NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM:

-Hình vảy hoặc hình cành cây phân nhánh, hoặc có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

-Nấm bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ, sau đó tăng nhanh kích thước sau vài ngày. Chúng dính chặt vào bạt ao, đất, đá, nhá cho ăn, các vật dụng dùng trong ao nuôi…


III.TÁC HẠI ĐẾN TÔM:

-Tôm là loài động vật ăn tạp, Nấm đồng tiền có mùi tanh hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong cơ thể, Nấm tiết ra các độc tố dẫn đến tôm rất dễ mắc bệnh đường ruột, bỏ ăn thức ăn, từ đó ốp thân, còi cọc, chậm lớn và một số có thể chết (rớt đáy).

-Tôm nuôi sẽ ăn phải các cá thể nấm và dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, tôm bị teo gan, ốp thân, không phát triển…

-Các cụm Nấm đồng tiền là nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật có hại gây bệnh cho tôm như vi khuẩn Vibrio, nguyên sinh động vật, vi bào tử trùng.

IV.BIỆN PHÁP XỬ LÝ:

-Nấm đồng tiền gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó để xử lý nếu ao nuôi bị nhiễm. Việc phát hiện sớm nấm xuất hiện trong ao sẽ giúp cho việc xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

-Khi trong ao đang có tôm, phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.

-Đối với các ao đã từng bị nhiễm Nấm đồng tiền, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm.

*Đối với ao đang nuôi tôm:

-Với thực tiễn tiếp xúc các trại đã từng bị nấm đồng tiền, giải pháp tốt nhất là "không quan tâm nhiều". Đừng quá tập trung diệt nó, chà bạt, tạt đồng, hóa chất… rồi ảnh hưởng đến tôm nuôi. Cách đơn giản và hữu hiệu:

- Nâng mực nước lên cao, để nấm chìm trong nước

- Gây màu nước tảo xanh, hơi đậm hơn trong 2 - 3 ngày

- Dùng vi sinh hàm lượng cao, liều gấp đôi

- Tránh cho tôm ăn gần bờ

Trong vòng 5 - 7 ngày xả nước xuống sẽ nấm tự chết, tôm cào lớp vỏ bám và bạt bờ sạch.

V.CẢI TẠO ĐẦU VỤ NUÔI:

-Vệ sinh ao sạch sẽ.

-Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm sệt, tưới đều, quét lên bạt ao và các vật dụng.

-Đối với ao phủ bạt bờ và ao đất, cần giữ ẩm mặt đáy ao và rắc vôi nóng dày trên bề mặt đáy ao với liều lượng từ 700-800kg/1.000 m2.

-Phơi 2 đến 3 ngày sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao.

-Tất cả các vật dụng và thiết bị của ao cần được khử trùng bằng cách dung dịch khử trùng: Chlorine, TCCA, BKC…



Nguồn:Tổng hợp từ thuysan247 & biotekco


Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1