Ứng dụng "Rơm rạ" để tái chế và sử dụng trong nuôi tôm

Rơm là các thân cây khô của cây lúa,cây ngũ cốc, sau khi đã thu hoạch các hạt. ... Cũng thường gọi chung là rơm rạ, tuy nhiên nên phân biệt rạ là gốc cây lúa còn lại sau khi gặt và cắt phần thân, và khác với cỏ khô.
Tưởng chừng như rơm rạ là một thành phần bị vứt đi hoặc bị đốt gây ô nhiểm môi trường nhưng nó lại là một bài thuốc có công dụng trong nuôi tôm.

Thành phần hóa học của rơm rạ

Tính theo khối lượng khô gồm xenluloza
(cellulose) - 60%, linhin (lignin) - 14%, đạm hữu cơ (protein) - 3,4%, chất béo
(lipid) - 1,9%.
Nếu tính theo nguyên tố thì carbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H) - 5%. Oxygen
(O) - 49%, N - khoảng 0,92%, một lượng rất nhỏ phốtpho (P), lưu huỳnh (S) và kali
(K).




Cơ sở ứng dụng

Việc ủ rơm với chế phẩm sinh học làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, chiếm ưu thế, ức chế vi sinh vật gây bệnh, phân hủy chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi. Thành phần rơm chứa nhiều khoáng chất thích hợp cho thực vật và động vật phù du phát triển mạnh, làm giàu nguồn thức ăn tự nhiên. Sử dụng rơm ủ vi sinh gây màu nước giúp cho nước nhanh lên màu, ổn định và bền hơn khi sử dụng phân vô cơ hay hữu cơ.

Đặc biệt, rơm cung cấp một lượng lớn Cacbon để giải quyết vấn đề tích lũy các khí NH3, NO2 rất độc trong ao nuôi gây hại cho tôm. Nguồn Cacbon được gia tăng vào ao nuôi làm nâng cao hiệu quả hấp thu Nitơ vô cơ bởi vi khuẩn dị dưỡng, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển. Rơm còn bổ sung ôxy, làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Cuối vụ nuôi, rơm chìm xuống đáy tạo cho nền đáy tơi xốp, tránh phản ứng hình thành khí độc trong môi trường yếm khí.

Rơm được bó thành từng bó, nổi trên mặt ao có tác dụng giữ nhiệt độ trong ao nuôi ổn định hơn. Mùa đông giữ ấm, mùa hè làm mát cho ao nuôi, do rơm ngăn cản bớt sự khuyếch tán nhiệt độ từ môi trường xuống ao nuôi.

Phương pháp ủ rơm

Ủ rơm với liều lượng 1.000 kg rơm ủ cùng 1 lít chế phẩm EM thứ cấp, 3 kg phân hóa học và 10 – 15 lít nước được hòa tan thành một hỗn hợp dung dịch. Lưu ý hòa tan hoàn toàn chế phẩm và phân hóa học trong nước. Trải rơm rạ thành từng lớp, mỗi lớp dày 20 – 30 cm, tưới dung dịch sao cho độ ẩm khoảng 80%. Rơm được bó thành từng bó tròn, đường kính khoảng 50 cm, chiều dài bó khoảng 40 cm; hoặc bó theo hình hộp kích thước 40 × 40 × 40 cm, trọng lượng 7 – 10 kg/bó. Sau đó chất đống, đậy nilon, ủ toàn bộ, giữ ẩm và giữ nhiệt. Thời gian ủ rơm 7 – 10 ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Khi trải rơm xuống ao nuôi không để rơm chạm đất, sẽ gây thối rơm, ảnh hưởng môi trường nước
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1