Cách xử lí khí độc NH3 - NO2 bằng vi khuẩn nitrosomonas và nitrobater

Tác hại mà khí độc NH3 và NO2 gây ra

Khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp (nhất là trong nuôi tôm chân trắng thâm canh mật độ cao) phát sinh liên tục và có thể gây độc cho tôm chỉ sau một thời gian ngắn. Hàm lượng các khí độc NH3 và NO2 trong nước khiến cho tôm bị lờ đờ, đỏ thân, bỏ ăn, chậm tăng trưởng , thậm chí có thể gây ra tình trạng nổi đầu và chết. Đây là vấn đề gây khó khăn cho nhiều cơ sở chăn nuôi tôm công nghiệp hiện nay, làm giảm năng suất cũng như chất lượng chăn nuôi một cách đáng kể.


Nguyên nhân gây ra các khí độc trong ao

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp sinh ra do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:

- Lượng thức ăn cho tôm bị dư thừa dẫn tới tình trạng ô nhiễm hữu cơ trong ao và là nguyên nhân làm phát sinh khí NH3 và NO2.

- Hàm lượng oxy trong ao không được cung cấp đầy đủ dẫn đến quá trình Nitrat hóa diễn ra không hoàn toàn, khiến cho khí độc NO2 tích tụ càng nhiều trong ao.

- Trong ao thiếu sự tồn tại của các vi sinh vật hữu ích khiến cho các khí độc ngày càng tích lũy trong ao và gây độc cho tôm.

Cách giải quyết khí độc trong ao

Để cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt thì cần phải có phương pháp xử lí các khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

- Quản lí tốt lượng thức ăn trong quá trình nuôi tôm, tránh tình trạng dư thừa.

- Bật quạt nước và hệ thống oxy hết công suất, đặc biệt lúc trời nắng to gió mạnh mục đích khuếch tán chúng ra không khí. Không hết quạt nước khi cho ăn.

- Bón vôi xung quanh ao nuôi để hạn chế biến đổi môi trường ao nuôi khi có trời mưa

- Duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi ở mức độ hợp lý, không để xảy ra hiện tượng nở hoa nước hoặc nước ao có mật độ tảo có lợi thấp. Duy trì các chỉ số môi trường pH 7.5-8.2, độ kiềm từ 100-160.

- Sử dụng Yucca để hấp thu khí NH3, từ đó làm giảm lượng NO2 sinh ra hoặc sử dụng enzim để kích thích quá trình Nitrat hóa diễn ra hoàn toàn.

- Bổ sung các vi khuẩn (nhóm vi khuẩn Nitric và Nitrat hóa) có lợi trong ao một cách thường xuyên để chuyển hóa các khí độc thành khí NO3 không độc cho tôm.


Vai trò của nitrat trong ao nuôi

*Ứng dụng

Nhóm vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter…) được sử dụng rất phổ biến trong xử lý nước ở lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thâm canh. Trong đó, Nitrobacter, Nitrosomonas là các vi khuẩn giúp biến đổi khí độc NH3 trong ao thành NO3– thông qua quá trình nitrat hóa. Nhóm vi khuẩn nitrat hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực và triển vọng cho nuôi thâm canh nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung.

*Đặc điểm

Để sử dụng hiệu quả nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng gồm:

– Nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp cho nhóm vi khuẩn Nitrat hóa là từ 24 – 29 độ C. Nếu nhiệt độ nước bị đông lạnh hoặc quá 49 độ C thì vi khuẩn Nitrat sẽ chết.

– pH: độ pH thích hợp của Nitrosomonas là 7,8 – 8,0; Nitrobacter là 7,3-7,5. Tất cả các vi khuẩn Nitrat hóa sẽ bị ức chế nếu pH < 6. Tuy nhiên với trường hợp nitrat hóa được thực hiện trực tiếp trong ao nuôi thì độ pH trung bình trong ao nuôi nên duy trì từ 7,7-8,3 là tốt nhất.

– Vi lượng: các vi khuẩn Nitrat hóa cần được bổ sung một số chất vi lượng như: Phospho cần thiết cho quá trình sản xuất ATP, bởi vì vi khuẩn Nitrobacter không thể oxy hóa Nitrit nếu thiếu sự có mặt của PO4.

– Ánh sáng: vi khuẩn Nitrat mẫn cảm với ánh sáng màu xanh dương và màu tím.

– Chlorine & Chloramines: Bà con cần phải xử lý triệt để hàm lượng Chlorine và Chloramines tồn dư trước khi đưa vi khuẩn Nitrat vào ao hoặc bể nuôi

– Độ mặn: vi khuẩn Nitrat có một số loài tăng trưởng ở độ mặn 0 – 6%, một số loài tăng trưởng phù hợp ở độ mặn 6 – 44% .Nhưng độ mặn tối ưu trong ao nuôi nên duy trì từ 25-35ppt.

– Độ kiềm: độ kiềm trong nước cần thiết cho quá trình nitrat hóa từ 120-180ppm

– Oxy hòa tan: lượng oxy hòa tan trong cần được duy trì luôn luôn trên 5ppm

*Cách sử dụng

-Khi sử dụng nhóm vi khuẩn nitrat hóa cần lưu ý các vấn đề sau: Sử dụng đúng mục đích; không sử dụng cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh; sau khi nuôi tôm được 2 tháng trở lên, nên sử dụng Nitrosomonas, Nitrobacter,… định kỳ 7 – 10 ngày/lần; dùng lúc nhiệt độ nước là 24 – 290C. Nếu nhiệt độ nước ao thấp, nên nuôi cấy trong nước ấm 30 – 350C trước khi dùng; dùng ở pH và độ mặn phù hợp; nitrat hóa sẽ đạt tối đa nếu ôxy hòa tan > 4 mg/l; bảo quản men tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, nhất là ánh sáng xanh và tím; sử dụng đúng quy trình nhà sản xuất chỉ dẫn.

-Cần lưu ý rằng: Các tế bào của vi khuẩn nitrat từ màu đỏ (Nitrosomonas) đến màu nâu (Nitrobacter). Ở các sản phẩm thương mại, chúng thường là các sản phẩm dung dịch có màu đỏ nhạt, chủ yếu do các sắc tố tự nhiên của vi khuẩn tạo nên và có mùi hơi khó chịu (như mùi mốc). Đôi là có màu nâu sẫm hoặc đen và có mùi trứng thối. Đây là điều hiếm khi gặp, tuy nhiên nó không phải là sản phẩm bất thường. Mà nguyên nhân là do sự hiện diện của hàm lượng sunfat còn lại đã được chuyển hóa thành sulfide. Điều này không gây ảnh hưởng đến các vi khuẩn nitrat hóa. Và nồng độ của khí sunfua chỉ là một vài phần tỷ, không gây độc hại cho ao nuôi. Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn lượng khí sunfua này có thể mở nắp sản phẩm để trong điều kiện thoáng khí trước khi dùng.

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1