Cách gây màu nước cho ao nuôi bằng phương pháp sinh học

Màu nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của tảo cũng như sự sinh trưởng và tăng trưởng của tôm nuôi, gây ảnh hưởng ít nhiều đến các yếu tố như:

– Ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ổn định môi trường ao nuôi.

– Tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, đồng thời có thể che bớt ánh sáng làm cho tảo độc dưới đáy chậm phát triển.

– Đặc biệt, nếu màu nước tốt sẽ tạo nguồn thức ăn có lợi cho tôm, giảm lượng thức ăn hữu cơ, giảm được mầm bệnh phát triển trong quá trình nuôi.

– Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng sự phát triển của phiêu sinh vật phù du giúp giảm các chất độc hại, giảm stress cho tôm.


Các cách gây màu nước ao nuôi hiện nay

Qua thử nghiệm thực tế các vùng nuôi tôm tại Bạc Liêu chúng tôi đã tìm ra được 3 cách gây màu nước an toàn và hiệu quả nhất, cụ thể như sau:
Cách 1: Gây màu nước bằng chất vô cơ
+ Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được bà con sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ha (bón trong 20 – 25 ngày).
+ Cách bón phân: Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao.
+ Khi gây màu nước thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.
Cách 2: Gây màu nước bằng cám gạo, phân xanh và bột đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại phân hữu cơ như phân xanh, bột đậu nành và cám gạo có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo có lợi. Bà con tiến hành rải khắp ao với liều lượng 25 – 50 kg/ha/ngày sẽ kích thích tảo phát triển sau 4 – 5 ngày.
Bà con lưu ý: không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.
Cách 3: Gây màu nước bằng chế phẩm sinh học
1. Cách ủ nguyên liệu:

Trộn đều 1 lít Chế phẩm EM gốc + 5 kg mật rỉ đường + 2 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 6 kg bột đậu nành. Ủ kín trong 12-24 giờ. 

2. Cách bón gây màu nước:

Dùng nguyên liệu ủ bón để gây màu, liều lượng 2-3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30-40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).


Chú ý: Trên thị trường thuốc thủy sản hiện nay có rất nhiều thương hiệu nhãn mác và công ty sản xuất sản phẩm chế phẩm sinh học EM. Trước khi mọi người mua sử dụng nên tìm hiểu chất lượng cũng như giá thành có hợp lí hay không để tránh "tiền mất tật mang"

Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1