Các bệnh thường gặp ở cá vàng -triệu chứng - nguyên nhân - cách xử lý

 Trong bài có đề cập đến 1 số loại thuốc của Nhật, mình nghĩ chắc cũng không tìm được ở VN nên không tìm hiểu. Cách trị liệu phần lớn là kết hợp thuốc + muối + nhiệt độ.

I. Một số lưu ý khi nuôi cá vàng
1.Cho ăn nhiều quá cá sẽ bệnh
Đặc biệt là đồ ăn khô, nếu cho ăn 1 lần nhiều quá sẽ dẫn đến tiêu hóa không tốt, táo bón hoặc tiêu chảy, viêm ruột.đồ ăn thừa hay chất thải sẽ làm chất lượng nước xấu đi, tạo thành môi trường dễ nhiễm bệnh. Thêm vào đó, cho ăn không có giờ giấc, cho ăn đêm, cho ăn đồ ăn cũ cũng gây tiêu hóa không tốt

2.Căn nguyên của bệnh là do nước không tốt
Đồ ăn thừa hay phân thải ra nhiều sẽ làm dơ nước, đối với ký sinh trùng thì đây là 1 môi trường tuyệt vời. Nếu tình trạng cứ tiếp diễn thì ký sinh trùng sẽ sinh sôi nảy nở, phát sinh nhiều loại bệnh tật. Thêm vào đó chất lượng nước xấu sẽ dẫn đến trạng thái thiếu oxi, thể lực của cá sẽ xuống và dễ bệnh. Nên tập thói quen vệ sinh rác và đồ ăn thừa.

3.Tránh xa nguồn gốc lây bệnh
Khi thay nước mà phải chuyển cá vào thùng đựng khác, không nên nghịch cá.vì vẩy cá hay vây cá có thể bị thương, từ đó ký sinh trùng hay tác nhân gây bệnh sẽ lọt vào. Cá vàng mới mua có thể bị bệnh, để phòng ngừa nên cho tắm thuốc, muối rồi hãy cho vào bể chính.

4.Chú ý: stress do thiếu vận động
Khi số lượng cá thể lớn, hoặc nuôi cá lớn trong hồ nhỏ thì có thể gây ra tình trạng thiếu vận động thường xuyên. Thiếu vận động có thể gây chán ăn, thể lực cá xuống thấp và từ đó dễ bị bệnh. Thêm vào đó, stress cũng có thể gây chán ăn. Nếu có thể thì cần tạo 1 môi trường không stress cho cá vàng.

5.Hành vi khác thường thể hiện cá bệnh
Khi nhiệt độ trong hồ, chất lượng nước không có vấn đề mà cá vẫn bỏ ăn, nằm dưới đánh, trông có vẻ không khỏe, thì nhiều khả năng là cá bị bệnh. Hoặc, đột nhiên bơi nhanh hay cọ mình vào sỏi thì cũng cần phải chú ý. Quan sát khắp người xem có gì khác thường không.

II. Chủng loại bệnh và cách trị
Chó mèo bị bệnh thì có thể đưa đến bệnh viện thú ý để khám chữa, nhưng nếu cá mà bệnh thì thường không bệnh viện nào nhận cả. cá vàng bệnh
thì chỉ còn cách tự bản thân mình phải tìm hiểu và trị liệu. thêm vào đó cần phải chú ý liều lượng và cách sử dụng thuốc.

A.Bệnh nguyên nhân từ ký sinh trùng

1.Bệnh đốm trắng: hay xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu khi nhiệt độ trong bể khoảng trên dưới 15C
Triệu chứng: trên cơ thể hoặc đuôi có bám những đốm màu trắng kích thước <=1mm,trong thời gian ngắn có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Thời kỳ đầu, cá hay cọ mình vào bể kiếng hoặc sỏi trong hồ. khi trở nặng, sẽ trở nên chán ăn, suy kiệt mà chết. hoặc có thể nhiễm ký sinh trùng ở mang rồi chết ngạt
Nguyên nhân: Do trùng lông Ichthyophthirius multifiliis (trùng đốm trắng) ký sinh dưới da hoặc ở mang. Kích thước đường kính khoảng từ 0.5~08mm, hút chất dinh dưỡng của cá để trưởng thành, sau đó rời cơ thể cá rơi xuống đáy hồ. ở đó sẽ tiếp tục phân làm hàng trăm cá thể trùng nhỏ, rồi những cá thể này tiếp tục ký sinh cá vàng
Xử lý: Không thể diệt được trùng mẹ ký sinh trên cơ thể cá, nhưng chúng sẽ yếu đi ở nhiệt độ cao, từ 30C trở lên thì rời cơ thể cá. Trùng có trong nước có thể diệt bằng thuốc. do đó, dùng 1 vật chứa riêng, tăng nhiệt độ lên trên 30C, tắm thuốc hoặc muối (10%) cho cá.

2.Bệnh bạch vân: Xuất hiện nhiều khi nhiệt độ của nước thay đổi mạnh, đầu mùa xuân hoặc mùa mưa
Triệu chứng: Bề mặt cơ thể hoặc ở đuôi xuất hiện những đốm hình dạng giống đám mây màu trắng, sau 1,2 tuần tạo thành 1 màng mỏng màu trắng bao khắp cơ thể, cá sẽ chết. nếu bệnh xuất hiện ở mang, cá sẽ chết vì ngạt
Nguyên nhân: Do trùng lông Kostia hoặc trùng roi Chilodonella piscicola ký sinh trên cá vàng. Phần màu trắng giống đám mây là chất dính mà cá vàng tiết ra do bị ký sinh trùng tấn công.
Xử lý: Sức đề kháng của ký sinh trùng khá mạnh, nên phải kiên nhẫn xử lý. Dùng 1 vật chứa khác để tắm muối sẽ hiệu quả, tắm muối 2% trong 30’, rồi lặp lại trong 3 ngày liên tục. ngoài ra kết hợp thuốc sẽ hiệu quả.

3.Bệnh do trùng Caligidae: quanh năm, đặc biệt hay xuất hiện vào mùa hè khi nhiệt độ cao, dễ lây nhiễm
Triệu chứng: Cơ thể hay đuôi xuất hiện vết đốm nhỏ màu đỏ kèm xuất huyết, do ngứa nên cá hay cọ vào sỏi, hay trôi lơ lửng gần mặt nước. nhiều trường hợp khi bệnh nặng lên thì tử vong.
Nguyên nhân: Do kí sinh của loài giáp xác tên là Caligidae ,hút máu máu bằng kim có độc, kích thước đường kính từ 2~5mm, nên có thể quan sát bằng mắt thường. nếu lượng ký sinh trùng tăng lên cá sẽ thiếu máu, và bị yếu đi.
Xử lý: Dùng kẹp, nhíp để xử lý cũng được, nhưng có thể làm cá bị thương gây tác dụng ngược, cho cá sang BBV, xử lý với muối 1% chắc ok.

4.Bệnh trùng mỏ neo: thường gặp từ mùa xuân đến mùa thu
Triệu chứng: Trên cơ thể hoặc vây đuôi có vật treo lơ lửng như cọng chỉ, khi trở nặng, phần bị bệnh đó bị sưng lên và xuất huyết, cá hay cọ mình vào sỏi trong bể.
Nguyên nhân: do ký sinh của 1 loại giáp xác tên là Lernaeidae (con cái), hút dịch từ cơ thể cả. độ dài từ 5~10mm nên có thể thấy rõ bằng mắt thường. giống như tên gọi, phần đầu của nó có 1 bộ phận giống như cái neo của con tàu. Bộ phận đó cắm vào cơ thể cá. Sinh sôi nảy nở trong khoảng nhiệt độ 16~30 con đực hình dạng khác với con cái, không ký sinh trên cá vàng.
Xử lý: Dùng kẹp để bắt trùng ra, dùng dung dịch khử độc ở vết thương. Xử lý cá ở bể khác cũng ok.

5.Bệnh Torikodina: thường gặp quanh năm khi chất lượng nước trong hồ đi xuống
Triệu chứng: Trên cơ thể, đuôi cá xuất hiện chấm tròn đỏ nhỏ, kèm xuất huyết. Khi trở nên nặng, thì cơ thể cả bị bao phủ bởi lớp keo nhầy màu trắng, vẩy rụng ra, đuôi thì đứt, nếu bị ký sinh trên mang, cá sẽ không hô hấp được dẫn đến chết ngạt
Nguyên nhân: Do 1 loại trùng lông tên là Trichodina pediculus, ký sinh lên mang. Đặc biệt xảy ra nhiều với cá nhở hay cá 1 năm tuổi đổ lại, môi trường nước sạch thì hầu như không xảy ra, khi nước dơ hay hồ nhỏ nuôi nhiều cá thì dễ xảy ra
Xử lý: Tắm thuốc bằng hồ khác. Kết hợp tắm muối sẽ mang lại hiệu quả. Tắm muối 2% trong 30’ trong 3 ngày liên tục.

6.Bệnh trùng hô hấp
Triệu chứng: Cơ thể hay đuôi cá xuất hiện vết tròn nhỏ màu đỏ đi kèm xuất huyết. khi bệnh nặng thì phần bị bệnh sẽ tiết ra nhiều dịch dạng keo, bao phủ, rồi lở loét. Khi ký sinh trên mang cá sẽ dẫn đến hô hấp khó khắn, làm cá giống như bị ngạt vậy.
Nguyên nhân: Do các loại trùng hô hấp có tên là Gyrodactyloidea và Dactylogyroidea ký sinh. Gyrodactyloidea thì chủ yếu trên cơ thể, Dactylogyroidea thì chủ yếu trên mang.
Xử lý: Khi bệnh đang trong giai đoạn đầu, bắt cá ra BBV, xử lý bằng muối 1%. Thường sẽ tắm bằng thuốc リフィッシュ, trường hợp nặng thì tắm kết họp với グリーンF

B.Bệnh do vi khuẩn, nấm mốc
1.Bệnh thủy nấm: xuất hiện nhiều vào mùa xuân, thu khi nhiệt đô khoảng trên dưới 15C, lây nhiểm qua vết thương.
Triệu chứng: Cơ thể hoặc trên mang cá bị bám sợi trắng như là nấm mốc, vùng bị nhiễm bệnh sẽ bị lở loét, thối rữa ra, tùy vào cá mà bị yếu hoặc chết.
Nguyên nhân: Do bị thủy nấm bám vào sinh sôi nảy nở, thủy nấm không xảy ra với cá khỏe mạnh, chỉ xảy ra khi cá bị thương. Nên cần chú ý khi thao tác với cá.
Xử lý: Dùng nhíp lấy nấm ra, tắm với thuốc. thêm vào đó kết hơp tắm muối sẽ hiệu quả. Ngâm muối 2% trong 30’. Lặp lại 3 ngày liên tiếp.

2.Bệnh xù vảy: nhiễm đột ngột không cố định vào mùa nào trong năm
Triệu chứng: Vảy 1 phần hay toàn bộ cơ thể bị dựng ngược lên, nhìn như trái thông. Triệu chứng bệnh nặng là xuất huyết, bụng nổi những bóng nước, nhãn cầu lồi ra ngoài. Và Cuối cùng là cá chết
Nguyên nhân: Được cho là do nhiểm khuẩn Aeromonadaceae, hiện tại chưa rõ về vấn đề này. Tính truyền nhiễm không cao. Nguyên nhân là chất lượng nước xấu hoặc cho ăn đồ ăn cũ.
Xử lý: Khi bệnh trong giai đoạn đầu thì bắt cá ra riêng,giữ nhiệt độ 28C. vừa cho ăn vừa cho thuốc sẽ mang lại hiệu quả.

3.Bệnh lủng lỗ: xuất hiện nhiều vào mùa xuân , mùa thu cá trông khỏe mạnh hơn bề ngoài
Triệu chứng: Ban đầu 1 cái vảy bị chuyển màu trắng, dần dần lan rộng ra, dẫn đến xuất huyết hoặc sung huyết. sau đó, vảy bắt đầu rơi rụng, thịt cá bị lộ ra, tạo thành lỗ. cá nhìn thì vậy nhưng khỏe mạnh hơn bên ngoài, đây là 1 đặc trưng của bệnh này
Nguyên nhân: Do 1 loại nấm tên là Aeromonadaceae, nhiễm qua vết tích ký sinh của trùng Lernaeidae. Bệnh này ít gặp ở nhiệt độ cao
Xử lý: Cho cá vào BBV, tăng nhiệt độ lên 30C, tắm muối 0.5%, song song đó cho thuốc qua thức ăn sẽ hiệu quả

4.Bệnh thối vây, lở mang: 1 căn bệnh dễ đáng sợ, dễ lây nhiễm
Triệu chứng: Phần đầu của vây dần chuyển màu trắng, sau đó rơi rụng dần, trên mang thì xuất hiện màu đỏ sẫm hoặc màu xám, nắp mang sưng to. Khi bệnh nặng thì bị khuyết mất mang, cá thở khó khắn, nhanh chóng chết sau đó. Miệng cá cũng bị chuyển màu trắng, lở loét
Nguyên nhân: Do 1 loại vi khuẩn tên là F.ovolyticus hoặc Columnaris lây qua vết thương gây nên bệnh
Xử lý: Loại vi khuẩn này yếu trong môi trường muối, tắm muối 0.5% sẽ hiệu quả, đồng thời cho thuốc qua thức ăn. Thế nhưng phần đuôi đã bị tổn thương sẽ không thể trở lại như ban đầu.


C.Các loại bệnh khác
1.Bệnh liên quan khí: bệnh xảy ra khi oxy và nito đạt đến trạng thái bão hòa trong nước
Triệu chứng: Xuất hiện bọt khí ở đuôi, đầu, nắp mang. Khi cá bị thương bóng khí bị sẽ vỡ ra, đuôi bị đứt, nhãn cầu lồi ra, bụng chướng to
Nguyên nhân: Đặc biệt là giữa hè, khi những loại thực vật trôi nổi như tảo phát triển số lượng lớn, oxy và nito đạt đến trạng thái quá bão hòa thì thường xảy ra bệnh này.
Xử lý: Thay nước, giảm nhiệt độ, đánh tan các bóng khí vào nước

2.Bệnh lật ngửa: bệnh thường gặp ở Ruykin
Triệu chứng: Như tên gọi, cá bị mắc bệnh này thường bị lật ngửa bụng, thêm vào đó hành động trở nên kỳ hoặc, như muốn phóng khỏi hồ, hoặc nằm bất động dưới đáy
Nguyên nhân: Nguyên nhân chưa biết rõ, có lẽ do béo phì hoặc tiêu hóa không tốt nên không thể điều tiết được bong bong khí
Xử lý: Nâng nhiệt độ lên gần 30C, tắm muốn 0.5% đôi khi có tác dụng, nhưng không có phương pháp trị bệnh cụ thể
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1