Biện pháp phòng ngừa bệnh tôm bị cong thân,đục cơ

Bệnh tôm bị cong thân,đục cơ là một bệnh khá phổ biến trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, bệnh cong thân thường gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm của nước ta. Bệnh cong thân,đục cơ trên tôm thường biểu hiện ở giai đoạn tôm từ 20-30 ngày tuổi, tại các ao nuôi nghèo dinh dưỡng và thiếu khoáng chất cùng mật độ thả nuôi tôm dày thường dễ mắc bệnh.


Bệnh cong thân,đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là gì?

Tôm bị cong thân,đục cơ có biểu hiện là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân.

Bệnh cong thân,đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm nuôi có cơ bị đục, co cơ nên làm tôm suy yếu chậm lớn, trường hợp nghiêm trọng thì tôm bị chết làm ảnh hưởng đến vụ mùa nuôi tôm.

Tôm bị cong thân,đục cơ do nhiệt độ môi trường thay đổi

Khi người nông dân nhấc vó tôm lên khỏi mặt nước vào ban ngày để kiểm tra sức ăn của tôm, tôm trong vó sẽ nhảy lên búng mạnh, khi gặp nhiệt độ cao một số con bị cong thân,đục cơ thì sẽ thấy đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi thả lại ao tất cả tôm bị bệnh cong thân,đục cơ đều sẽ chết vì không còn khả năng tự duỗi thẳng.

Bệnh cong thân,đục cơ ở tôm cũng thường xảy ra khi người nuôi tắt tất cả quạt nước khi cho tôm ăn rồi sau đó bật quạt chạy trở lại sẽ khiên tôm bị giật mình và khi đấy sẽ có hiện tượng tôm sẽ nhảy lên mặt nước tạo thành hiệu ứng chạy dọc theo ao. Vì tôm khi nhảy lên mặt nước sẽ bị cong thân,đục cơ khi tiếp xúc không khí và chuyển sang trắng cơ, hiện tượn này thường hay xảy ra vào đên khuya khi tôm đạt kích cỡ 10g/con. Vấn đề này thường hay xảy ra lúc thời tiết khắc nghiệt có nhiệt độ cao và ở trong ao có nhiều các loài tảo giáp xuất hiện.

Để phòng tránh trường hợp này, người nuôi không nên tắt hết tất cả quạt khí vì bất cứ lý do gì mà nên duy trì hoạt động ít nhất một hoặc hai dàn quạt kể cả khi cho tôm ăn.



Tôm bị đục cơ do bị nhiễm bệnh


Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao (từ 25 – 35%). Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng (EHP) hoặc do virus IMNV gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm.

Tôm bị cong thân do thiếu ôxy

Khi lượng Oxy hòa tan trong nước thấp không đủ đáp ứng cho dàn quạt hoạt động và đủ với số tôm nuôi trong ao. Đồng thời các chất hưu cơ phân hủy trong ao sẽ tăng lên trong suốt vụ nuôi cũng là lý do làm cho lượng oxy trong nước giảm thấp. Khi thời tiết có nhiều mây mù và mưa trong nhiều ngày liên tiếp tảo trong ao sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra được nhiều oxy, mà sinh vật sống trong ao cần dùng oxy. Vì vậy ôxy hoà tan trong nước không được đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên dễ gây ra bệnh cong thân cho tôm.

Tôm bị đục cơ do thiếu khoáng

Thời gian đầu tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm, kế tiếp tôm bị đục cơ từng phần, đục cơ toàn thân và cong thân.
Nếu bị nặng tôm sẽ bị rớt đáy, nhiều ao rớt dài đến cuối vụ nuôi, tôm khó lột xác, mềm vỏ, kém ăn, chậm lớn.


1) Hình con tôm phía bên trái, biểu hiện có những chấm đen li ti trên toàn vỏ tôm, đó là sự thiếu khoáng ở ... THỜI KỲ THỨ NHẤT.

2) Hình con tôm chính giữa, biểu hiện đục cơ toàn thân, đó là sự thiếu khoáng ở... THỜI KỲ THỨ BA.

3) Con tôm thiếu Khoáng ở bên phải THỜI KỲ THỨ HAI... là đục cơ từng lóng, từng phần.

THÊM CÁC BIỂU HIỆN PHỤ:

1) Mềm vỏ
2) Lột bị dính vỏ
3) Thịt bở, không rắn chắc
4) Tôm bị rớt cục thịt, bởi vì khi bầy tôm thiếu Khoáng, chúng cần khoáng để bổ sung thêm... mà người nuôi tôm không cung cấp khoáng.
Cho nên khi con tôm chết thì bầy tôm còn sống, chúng mới ăn râu ria vỏ tôm của các con tôm chết...thành ra ngành tôm cho ra đời...CÁI CỤM TỪ... TÔM RỚT CỤC THỊT....


Phòng trị bệnh cong thân,đục cơ trên tôm

Bà con nếu xem nhá ao tôm có hiện tượng cong thân,đục cơ thì cần chài tôm dưới ao để kiểm tra tôm có bị cong thân đục cơ do thiếu khoáng hay nhiễm các loại bệnh khác hay không để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Khi nuôi tôm bà con cần phải chú ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng nóng, cần cung cấp đầy đủ lượng oxy cho ao, tránh làm tôm bị sốc đột ngột. Ngoài các yếu tố môi trường ra, nguyên nhân chính là do thiếu các chất khoáng cần thiết nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ lúc bắt đầu vụ nuôi. Bên cạnh đấy, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.
Chí Thiệt

Bằng những kiến thức đã học hỏi được từ những bậc thầy và các bác nông dân kinh nghiệm.Tôi luôn quyết tâm mang đến cho mọi người một kho tàng kiến thức về nghành nuôi trồng thủy sản

Mới hơn Cũ hơn

post-ads1